Trang bị bảo vệ cá nhân cho người lao động

Các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam về việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động

  1. Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:

(a) Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;

(b) Tiếp xúc với bụi và hoá chất độc hại;

(c) Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu: Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại; Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối; Các yếu tố sinh học độc hại khác;

(d) Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.

  1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

(a) Phương tiện bảo vệ đầu;

(b) Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;

(c) Phương tiện bảo vệ thính giác;

(d) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;

(đ)  Phương tiện bảo vệ tay, chân;

(e) Phương tiện bảo vệ thân thể;

(g) Phương tiện chống ngã cao;

(h) Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;

(i) Phương tiện chống chết đuối;

(k) Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

3 Các lĩnh vực, ngành nghề phải trang bị bảo hộ lao động ca nhân:

(1) Đo đạc-Xây dựng bản đồ;

(2) Khí tượng thủy văn;

(3) Tìm kiếm-thăm dò khai khoáng sản nguyên;

(4) Khai khoáng;

(5) Khai thác-Vận chuyển-Chế biến-Tàng trữ-Phân phối sản phẩm dầu khí;

(6) Lâm nghiệp;

(7) Chế biến gỗ-Thủ công mĩ nghệ;

(8) Năng lượng-Điện;

(9) Luyện kim-Đúc;

(10) Cơ khí;

(11) Trồng trọt-Chăn nuôi-Thú y;

(12) Thủy sản;

(13) Chế biến lương thực-Thực phẩm;

(14) Chế biến da-Lông vũ;

(15) Dệt-May;

(16) Giầy-Dép;

(17) Sản xuất hóa chất;

(18) Sản xuất giấy-Diêm;

(19) Sản xuất tạp phẩm;

(20) Sản xuất thủy tinh-Gốm sứ;

(21) Sản xuất vật liệu xây dựng;

(22) Xây dựng;

(23) Thủy lợi;

(24) Giao thông vận tải;

(25) Văn hóa-Thông tin-Lưu trữ;

(26) Bưu chính-Viễn thông và Phát thanh-Truyền hình;

(27) Tài chính-Ngân hàng;

(28) Y tế;

(29) Nghề và các công việc khác (cấp dưỡng, dự trữ-thủ kho, Vệ sinh môi trường đô thị-Lao động, Nhân viên bảo vệ-Phòng chữa cháy, Quản lý sản xuất-Dịch vụ, Giáo viên dạy nghề-Học sinh học nghề, Thể dục-Thể thao, Du lịch, Bảo hiểm, Công an, Sửa chữa thiết bị văn phòng, Khoa học và Công nghệ).

4 Những đối tượng sử dụng lao động buộc phải áp dụng:

(1) Người sử dụng lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã; cá nhân có sử dụng lao động, bao gồm: (a) Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao gồm cả lực lượng làm công tác cơ yếu); (b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; (c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; (d) Hợp tác xã; (đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (e) Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động;

(2) Công chức, viên chức, người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại kể cả cán bộ quản lý thường xuyên đi thanh tra, kiểm tra, giám sát hiện trường, cán bộ nghiên cứu, giáo viên giảng dạy, sinh viên thực tập, học sinh học nghề hoặc người thử việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nêu tại mục 1.

5 Ý nghĩa của việc trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động

(1) Bảo vệ người lao động khỏi các yếu tố nguy hiểm độc hại, tránh tối đa các rủi ro về tai nạn lao động;

(2) Giảm thiểu trách nhiệm pháp lý cho người sử dụng lao động trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động;

(3) Tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc.

Chi tiết tham khảo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan